15 bí mật của Windows 7

Thế giới đã biết không hề ít về Windows 7 nhưng rất còn không ít những tính năng đặc biệt thú vị ẩn sâu trong hệ điều hành mới mẻ này.

Trước tiên, cần phải nói một điều rằng những gì mà thế giới đã biết về Windows 7 chỉ là những tính năng mới mẻ và nổi bật nhất được Microsoft công bố nhằm mục đích khẳng định với người dùng rằng: Windows 7 hoàn toàn khác biệt với Windows Vista. Chính vì thế những chi tiết như: hỗ trợ màn hình cảm ứng, tân trang lại thanh công cụ với khả năng hiển thị hình ảnh xem trước (preview) lớn hơn, Internet Explorer 8, hỗ trợ tối đã các công việc trong môi trường mạng…. chỉ là bề nổi của hệ điều hành này.

windows7-1
Những sự thay đổi hoặc tính năng mới khá quan trọng đã rất ít khi được nhắc đến như chống phân mảnh (defragment) nhiều phân vùng ổ cứng cùng lúc, hay khởi tạo một tài khoản “hộp cát” cho người khác dùng một cách thoải mái mà không lo những thiết lập quan trọng trong hệ thống bị thay đổi, khởi động từ ổ cứng ảo, mã hóa dữ liệu trên ổ USB… Tất cả đã làm nên một Windows 7 thực sự khiến người dùng đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.

Dưới đây là 15 tính năng mới của Windows 7 mà rất ít (hoặc chưa) có ai biết. 

1. Giữ cho máy tính luôn “nguyên bản”

Nếu bạn buộc phải cho mọt người có rất ít kinh nghiệm sử dụng chung máy tính, mặc dù bạn đã tạo cho họ một tài khoản không có quyền quản trị nhưng nỗi lo những thiết lập hệ thống quan trọng bị thay đổi, một phần mềm lậu chứa vô số virus được cài đặt một cách vô tình… vẫn luôn luôn ám ảnh bạn. Với Windows 7, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Khi tính năng PC Safeguard cùng với một tài khoản dạng “Kid” (dành cho trẻ em) được kích hoạt, chủ nhân thực sự của máy tính sẽ không còn phải lo lắng bất cứ điều gì vì khi đó, người dùng thứ 2 vẫn có thể làm mọi thứ trên chiếc máy tính như bình thường nhưng ngay khi họ thoát ra, tất cả những gì họ đã thay đổi, những file tài liệu đã được lưu trên máy… sẽ bị xóa sạch và chiếc máy tính sẽ trở lại trạng thái nguyên bản.

Nhiều người sẽ nhận ra rằng cơ chế này giống hệt với phương cách hoạt động của các phần mềm “đóng băng” máy tính.

2. Hạn chế người dùng khác

Nếu Safeguard vẫn chưa giúp bạn yên tâm, hãy sử dụng thêm tính năng AppLocker (khóa ứng dụng). Với việc sử dụng thêm tính năng này, bạn sẽ có quyền chỉ định cho người khác chỉ được phép sử dụng những chương trình có sẵn trên máy.

3. Trung tâm “nhắc nhở”

Có vẻ như Microsoft đã tiếp thu ý kiến đóng góp của người dùng khi thay Security Center (Trung tâm bảo mật) gần như vô dụng của các phiên bản trước bằng Action Center (tạm dịch: Trung tâm kiểm soát hệ thống) với rất nhiều khả năng khác nhau. Trung tâm này sẽ lên tiếng nhắc nhở người dùng cần phải bảo trì máy tính nếu nhận thấy hệ thống hoạt động không ổn định hoặc có dấu hiệu bất thường, nhắc nhở người dùng nên thường xuyên sao lưu dự phòng dữ liệu hay giúp họ quan tâm đến các nguy cơ bảo mật có thể xảy ra. Không chỉ có khả năng phát hiện các thiết lập của người dùng chưa đạt tiêu chuẩn bảo mật, Action Center còn có thể đưa ra những đề nghị hoặc giải pháp cho vấn đề đó.

4. UAC “khôn” hơn

UAC (User Account Control – Kiểm soát tài khoản người dùng) là tính năng đã xuất hiện từ thời Windows Vista nhưng một trong những điều khó chịu nhất của tính năng này là nó thường xuyên xuất hiện dòng chữ ‘Windows needs your permission to continue’ – Windows cần sự đồng ý của bạn để tiếp tục thao tác này. Microsoft đã cải thiện tình trạng này trên Windows 7 bằng cách tùy chỉnh lại UAC để khiến nó trở nên “khôn ngoan” hơn.

5. BitLocker – Mã hóa dữ liệu cho USB

Tính năng mã hóa dữ liệu giờ đây không còn là “đặc quyền” của ổ đĩa cứng nữa. Microsoft đã bổ sung phần mềm BitLocker giúp người dùng có thể mã hóa dữ liệu trên tất cả những thiết bị lưu trữ di động như ổ USB. Giờ đây, nếu có đánh mất USB, người dùng cũng không quá lo lắng về số phận của dữ liệu trên đó.

Để sử dụng tính năng này rất đơn giản: Bấm chuột phải vào biểu tượng của thiết bị, chọn ‘Turn on BitLocker’ và sau đó nhập mật khẩu để mã hóa và giải mã dữ liệu.

6. ‘Run as’ xuất hiện trở lại

Ở Windows XP, mỗi khi bấm chuột phải vào biểu tượng của một chương trình nào đó, lựa chọn ‘Run as’ sẽ xuất hiện giúp người dùng chạy chương trình đó trên một tài khoản khác. Tính năng khá hữu dụng này đã bị Microsoft loại bỏ trên Windows Vista nhưng đã xuất hiện trở lại trên Windows 7.

Tuy nhiên, để dùng ‘Run as’ trên Windows 7 phức tạp hơn chút xíu: bấm giữ phím Shift + chuột phải.

7. Tìm và sửa lỗi

Microsoft trang bị cho các phiên bản Windows rất nhiều công cụ để sửa lỗi nhưng rất ít người biết dùng vì chúng được đặt rải rác ở nhiều nơi khác nhau và khá khó tìm. Với Windows 7, tất cả các công cụ này đã được tập trung về một chỗ đó là chương trình con (applet) có tên là Find and Fix Problems nằm trong Control Panel.

Người dùng có thể tìm hiểu thêm những khả năng của chương trình này bằng cách đọc hướng dẫn trong mục ‘Within Windows’.

8. “Quay phim” những trục trặc 

Là một người dùng máy tính có kinh nghiệm, bạn sẽ có nhiều lần được bạn bè gọi điện nhờ giúp đỡ nhưng cái khó nhất là đôi khi người cần giúp đỡ không biết miêu tả lỗi hoặc vấn đề trục trặc thế nào cho bạn hiểu để mà chỉ dẫn. Windows 7 đã có một công cụ để giải quyết vấn đề này.

Chỉ cần bật chương trình “Problem Steps Recorder”, bấm vào nút ‘Record’ và thao tác như bình thường. Tất cả các hành động như bấm chuột, gõ phím… sẽ được chương trình này ghi lại và lưu dưới dạng file nén MHTML. Công việc giờ đây chỉ là gửi email file đó đi và chờ nhận sự giúp đỡ.

9. “Tăng lực” cho System Restore

System Restore (Khôi phục hệ thống) là một tính năng sửa lỗi khá hay của Windows và Microsoft đã quyết định biến nó trở nên thuận tiện hơn nữa. Chỉ cần một cái click chuột, chương trình này trên Windows 7 sẽ hiển thị một cách rất chi tiết những chương trình nào, ổ đĩa nào sẽ được khôi phục hay bị xóa nếu bạn chọn các thời điểm khác nhau. Không chỉ có vậy, người dùng giờ đây còn có thể tính toán được dung lượng đĩa cứng cần thiết để lưu System Restore.

Người dùng cũng có thể chỉ sao lưu các thiết lập, cài đặt trên Windows để tiết kiệm dung lượng đĩa cứng.

10. Khám phá “nút thắt cổ chai”

Nếu chiếc máy tính dùng Windows 7 của bạn chạy ì ạch, hãy khởi động tính năng Resource Monitor (Giám sát nguồn tài nguyên) để kiểm tra. Không chỉ cho phép hiển thị tất cả những hoạt động của máy như Task Manager trên các phiên bản trước, chương trình này còn hiển thị luôn những hoạt động ấy đang chiếm dụng bao nhiêu phần trăm CPU, bao nhiêu RAM, bao nhiêu ổ cứng hay thậm chí là bao nhiêu băng thông mạng…

Công việc phát hiện “nút cổ chai” trên Windows giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều.

11. Tự tạo đĩa khởi động và khôi phục hệ thống

Windows 7 còn có thêm tính năng tạo một đĩa khởi động có chức năng sửa lỗi cho Windows. Nếu một ngày nào đó, chiếc máy tính của bạn không thể khởi động được như bình thường, chỉ cần đưa chiếc đĩa đó vào và khôi phục toàn bộ hệ thống. Thực ra, đây không phải là một tính năng quá mới mẻ vì nó cũng chỉ là một phiên bản chạy trên đĩa CD của công cụ Start-up Repair (Sửa lỗi khởi động) có trong bộ đĩa cài đặt Windows Vista. Nhưng đây lại là một cứu cánh rất hữu dụng cho những người chưa bao giờ được cầm một bộ DVD cài đặt của Windows 7.

12. IE khởi động nhanh hơn

Đôi khi, trình duyệt Internet Explorer khởi động khá chậm chạp bởi một số add-on (ứng dụng phụ trợ) khá nặng nề và đòi hỏi thời gian khởi động lâu hơn. IE8 trên Windows 7 có thể giải quyết vấn đề này.

Bấm chuột vào menu Tools >> Manage Add-ons và kiểm tra mục ‘Load Time’ bạn sẽ phát hiện ra ứng dụng nào “mất thời gian” nhất và bỏ chọn nó trong quá trình khởi động

13. Chống phân mảnh nhiều ổ đĩa cùng một lúc

Khác với các phiên bản Windows trước khi chỉ cho phép người dùng chống phân mảnh đĩa cứng trên từng phân vùng một, Windows 7 cho phép bạn thực hiện công việc này trên tất cả các phân vùng hay ổ đĩa cứng cùng một thời điểm để tiết kiệm thời gian.

14. Copy dữ liệu “siêu tốc”

Công cụ Robocopy trên Windows 7 cho phép người dùng rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi mỗi khi cần copy dữ liệu qua lại. Tuy nhiên, để khai thác hết khả năng của công cụ này đòi hỏi người dùng phải có chút ít kiến thức và kinh nghiệm về máy tính. Robocopy có thể tăng lên đến 128 luồng copy.

15. Kết nối các tìm kiếm

Trên Windows 7, tính năng tìm kiếm trong Windows Explorer sẽ được mở rộng với việc Windows sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm xuyên suốt qua các cơ sở dữ liệu được lưu trên máy hay trên hệ thống mạng của doanh nghiệp. Thông qua các thư viện dữ liệu (Libraries) trên Windows 7, kết quả tìm kiếm sẽ bao gồm nhiều định dạng file khác nhau, lưu trên nhiều thư mục, ổ cứng hay thậm chí là nhiều PC khác nhau. Chưa hết, khả năng tìm kiếm liên hoàn còn cho phép người dùng hay các nhân viên IT thiết lập các lệnh tìm kiếm có liên hệ với các địa chỉ nội bộ hay bên ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích khi người dùng muốn tìm kiếm các ứng dụng web hay tài liệu trên các “điểm chia sẻ”.

Theo ICTNews (Techradar)

Yêu cầu cấu hình để sử dụng Windows 7

window7 

Khi công bố bản thử nghiệm chính thức của hệ điều hành mới nhất Windows 7, Microsoft cũng đưa ra một bộ yêu cầu đối với hệ thống.

Dưới đây là một số yêu cầu hệ thống ban đầu Microsoft đưa ra để sử dụng Windows 7:

* Bộ xử lý 1GHz (32- hoặc 64-bit)

* RAM 1GB

* Ổ đĩa trống 16 GB

* Hỗ trợ đối với đồ họa DirectX 9 với bộ nhớ 128MB (dành cho giao diện Aero)

Còn đây là yêu cầu được Microsoft cập nhật sau đó:

*  Bộ xử lý 1GHz (32- hoặc 64-bit)

* RAM 1 GB (32-bit); RAM 2 GB (64-bit)

* Ổ đĩa trống 16 GB (32-bit); Ổ đĩa trống 20 GB (64-bit)

* Thiết bị đồ họa DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc ổ lớn hơn

Tuy nhiên, theo ZDNet “nếu bạn dự định chạy Windows XP Mode cùng với Windows 7, Microsoft khuyến nghị PC với tối thiểu 2GB bộ nhớ và thêm 15GB ổ đĩa trống”. Microsoft nhấn mạnh “Thêm nữa, Windows Virtual PC yêu cầu một PC với Intel-VT hoặc AMD-V vì nó tận dụng những tiên tiến mới nhất trong phần cứng ảo hóa”.

Nếu bạn quan tâm đến so sánh, dưới đây là danh sách cuối cùng những yêu cầu dành cho hệ điều hành Windows Vista:

* Bộ xử lý 1 GHz (32- hoặc 64-bit)

* RAM 512 MB (dành cho Home Basic); RAM 1 GB cho tất cả các phiên bản khác

* Ổ đĩa trống 15 GB

* Hỗ trợ dành cho đồ họa DirectX 9 và bộ nhớ đồ họa 32 MB (dành cho Home Basic); 128 MB bộ nhớ đồ họa cộng với hồ trợ WDDM cho tất cả các phiên bản khác.

Theo ICTnews

Microsoft miễn phí Windows 7 trong 13 tháng

Microsoft xác nhận ngày mãn hạn dành cho Windows 7 RC là 1/6/2010. Hãng sẽ để người dùng chạy Windows 7 RC miễn phí trong hơn 1 năm, lâu hơn so với Vista.

windows-7
Windows 7 RC đã có sẵn để các thuê bao MSDN và TechNet tải về từ hôm qua (30/4) và phát hành rộng rãi ra công chúng vào ngày 5/5 và sẽ kéo dài, không thu phí đến tận 1/6/2010. 

Khi được hỏi tại sao công ty lại để người dùng tải miễn phí trong một thời gian dài như vậy, người phát ngôn của Microsoft từ chối bình luận.

Ngày phát hành Windows 7 RC đã bị rò rỉ từ hơn một tháng trước đó, khi một trang web của Microsoft tạm thời đăng một bài viết tiết lộ các thông tin khác của phiên bản Windows 7 mới, bao gồm ngày phát hành trong tháng Năm và không giới hạn số lượng tải về.

Bạn không cần phải vội vã tải Windows 7 RC“, trang thông tin bị lộ viết hồi cuối tháng Ba, “Bản RC sẽ có được ít nhất suốt tháng Sáu năm nay và chúng tôi không giới hạn số mã sản phẩm nên bạn có nhiều thời gian”.

13 tháng miễn phí Windows 7 RC lâu hơn nhiều so với thời gian tương tự Microsoft dành cho Vista RC. Trong tháng Chín và Mười năm 2006, Microsoft phát hành Vista RC1 và Vista RC2; cả hai đều hết hạn vào 1/6/2007. Người sử dụng Vista RC2 sau đó có thể chạy hệ điều hành miễn phí trong gần 8 tháng.

Microsoft gặp rắc rối về vấn đề phục vụ Windows 7 RC cho các thuê bao MSDN và TechNet ngày hôm qua do cả hai đều bị quá tải vào đầu ngày. Đến khoảng 1 giờ chiều, các trang tải về Windows 7 RC MSDN và TechNet vẫn offline.

Theo ICTNews (Computer World)

 

So sánh phiên bản Windows 7

Với kế hoạch phát hành Windows 7, dự kiến ra mắt đầu năm 2010, Microsoft đã công bố một số thông tin về các ấn bản khác nhau của Windows 7, sẵn sàng phục vụ người dùng cá nhân cũng như các nhà sản xuất trang thiết bị gốc (OEMs) và các công ty, như là một phần của thỏa thuận cấp phép thông qua các đại lý.

Chú ý: – Có hai chú ý được dẫn ra ở đây. Đầu tiên là trạng thái của thông tin này; hãy nhớ rằng Windows 7 vẫn còn là bản beta và những thông tin này được cung cấp trong trạng thái thay đổi liên tục. Một số phiên bản khác và ấn bản của Windows 7 có thể bị thay đổi vài chi tiết khi sản phẩm này chính thức được phát hành đến các nhà sản xuất (RTM). Đây là trường hợp của Windows Vista, được bắt đầu với bốn phiên bản phát hành chính thức và sau đó có nhiều ấn bản được thêm vào.

Thêm nữa, không phải tất cả các phiên bản trong danh sách này đều sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc các OEM lựa chọn. Ví dụ hiện tại bạn không thể đi ra ngoài và mua lẻ một bản Windows Vista Business hoặc Windows Vista Starter.

Lật lại lịch sử – Windows XP

Windows XP là hệ điều hành do Microsoft phát hành chính thức các ấn bản Home Edition, Professional Edition, Media Center Edition, Tablet PC Edition và Professional x64 Edition được chỉ rõ tại đây.

Yêu cầu đối với những hệ thống sử dụng XP Home và XP Professional:

– PC với chip từ 300 MHZ trở lên
-233 MHz yêu cầu tối thiểu (chip đơn hoặc chip đôi) Intel Pentium/Celeron, hoặc ADM K6/Athlon/Duron, hoặc các chip thích hợp
-128 MB RAM hoặc cao hơn được yêu cầu ( tối thiểu là 64 MB hỗ trợ, có lẽ giới hạn việc thực thi và các tính năng khác)
– 1,5 GB dung lượng ổ đĩa trống.
– Card Video và màn hình Super VGA (800×600) hoặc cao hơn.
– Ổ đĩa CD-ROM hoặc DVD
– Bàn phím và con chuột Microsoft hoặc các thiết bị thích hợp.

Chú ý: Không một chuyên gia IT nào lại cố gắng để chạy một hệ thống với các yêu cầu hệ thống tối thiểu hoặc yêu cầu hệ thống được đề nghị. Bạn chỉ cần chắc rằng quá trình cài đặt suôn sẻ và hệ thống chạy tốt sau khi cài đặt.

Phiên bản x64 của XP có yêu cầu hệ thống tối thiểu khác ở trên nhưng hầu hết các ấn bản đều yêu cầu tương tự hoặc chỉ khác chút ít.

Thời hiện tại – Windows Vista

Với Windows Vista, Microsoft có bốn ấn bản chính thức là Home Basic, Home Premium, Business, và Ultimate. Kể từ lúc đó và do nhiều lý do khác nhau, các ấn bản thêm vào cũng đã được phát hành.

Bạn có thể so sanh các ấn bản chính tại đây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm về ấn bản Vista Starter Edition tại đây.

Chú ý: như chúng ta đã đề cập ở trên, không phải mọi người ở mọi nơi đều có được một số ấn bản của Vista. “Windows Vista Starter không có mặt tại các thị trường công nghệ phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu, Australia hoặc Nhật Bản. Windows Vista Starter được cài đặt trên các máy tính giá rẻ, cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) và các nhà phân phối Microsoft OEM trong 139 nước trên thế giới.”

Dưới đây là một bản tóm tắt về yêu cầu đối với hệ thống dành cho Windows Vista:

Vista Home Basic yêu cầu bộ vi xử lý 1GHz đối với hệ 32 bit hoặc 64 bit cùng bộ nhớ RAM 512 MB và một ổ cứng 20 GB với ít nhất 15 GB dung lượng còn trống. Thêm vào đó hệ thống nên được hỗ trợ DirectX 9 và bộ nhớ cho đồ họa là 32MB.

Một ổ đĩa DVD-ROM, Audio Output và truy cập Internet cũng nằm trong danh sách được đề nghị.

Các ấn bản Vista Home Premium, Vista Business và Vista Ultimate đề nghị các yêu cầu hệ thống như dưới đây:

– Bộ xử lý 1GHz 32 bit hoặc 64 bit.
– Bộ nhớ RAM 1G.
– Ổ đĩa cứng 40 GB với ít nhất 15 GB dung lượng trống.
– Hỗ trợ đồ họa DirectX 9 với : WDDM driver, bộ nhớ đồ họa ít nhất 128 MB, Pixel Shader 2.0 trong phần cứng và ổ DVD ROM
– Audio Output
– Truy cập Internet

Chú ý: Trong khi tất cả các ấn bản của Windows Vista có thể hỗ trợ bộ vi xử lý nhiều nhân thì chỉ có Windows Vista Business, Ultimate, và Enterprise có khả năng hỗ trợ chạy nhiều bộ vi xử lý cùng lúc (nhiều hơn một bộ vi xử lý bất chấp số lượng lõi của vi xử lý ).

Windows 7

Với việc Windows 7 Beta được phát hành, chúng ta có một số thông tin về yêu cầu hệ thống cho bản Windows 7 Beta như dưới đây:

– Bộ vi xử lý 1GHz 32 bit hoặc 64 bit
– Bộ nhớ RAM 1 GB
– Dung lượng ổ đĩa còn trống là 16 GB
– Hỗ trợ đồ họa DirectX 9 với bộ nhớ 128 MB
– DVD – R/W Drive
– Truy cập Internet

Ngoài ra chúng ta có thể nghiên cứu các chi tiết dưới đây cho các ấn bản khác nhau trong kế hoạch phát hành của Windows 7. Một lần nữa, xin nói thêm rằng đây là bản sơ bộ và với bất kì bản phát hành beta nào, sẽ còn rất nhiều sự thay đổi.

Windows 7 Starter (phân phối giới hạn)

– Tính tương thích của các ứng dụng và thiết bị rộng rãi với ba ứng dụng đồng thời.
– An toàn, đáng tin cậy và được hỗ trợ
– Home Group giúp dễ dàng chia sẻ các tài liệu, văn bản và máy in qua nhiều máy tính trong văn phòng không có một domain.
– Cải tiến thanh taskbar và Jump Lists

Chú ý: Đừng nhầm lẫn khái niệm “ba ứng dụng đồng thời” với “kết nối đồng thời” từ giới hạn của hệ điều hành desktop – hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau; khái niệm “ba ứng dụng đồng thời” có nghĩa là đang chạy cùng lúc.

Windows Home Basic (chỉ có trên thị trường)

– Tất cả các chức năng kể trên trong ấn bản Starter.
– Chế độ xem trước ‘Live thumbnail’ và nâng cao trải nghiệm hình ảnh.
– Hỗ trợ mạng nâng cao (đặc biệt là mạng không dây ad-hoc và chia sẻ kết nối internet)
– Mobility Center cũng có trong ấn bản này.

Windows 7 Home Premium

– Tất cả các chức năng kể trên của Starter và Home Basic
– Aero Glass và điều hướng cửa sổ nâng cao
– Thực hiện kết nối và chia sẻ cho tất cả các máy tính và thiết bị một cách dễ dàng.
– Cải tiến hỗ trợ định dạng media,
– Cảm ứng đa điểm và cải tiến sự nhận dạng viết tay.

Windows 7 Professional

– Tất cả các chức năng kể trên trong Starter, Home Basic và Home Premium
– Domain Join tạo ra sự đơn giản và bảo mật cho mạng máy chủ.
– Hệ thống file mã hóa (EFS) bảo vệ dữ liệu với khả năng sao lưu mạng nâng cao.
– Location Aware Printing giúp tìm kiếm đúng máy in khi di chuyển giữa văn phòng và nhà ở.

Windows 7 Enterprise và Ultimate

– Tất cả các chức năng kể trên trong Starter, Home Basic, Home Premium và Professional.
– BitLocker bảo vệ dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ di động (như USB)
– DirectAccess liên kết các người dùng đến các tài nguyên dùng chung mà không có một mạng riêng ảo (VPN).
– BranchCache giúp việc mở các file và trang Web từ một chi nhánh văn phòng nhanh hơn.
– AppLocker dễ dàng giới hạn các phần mềm trái phép và cho phép bảo mật tuyệt vời hơn.

Chú ý: Hiện tại chưa thể tìm thấy sự khác nhau đáng kể giữa ấn bản Enterprise và Ultimate trong các thông tin về Windows 7 mà chúng ta đã tham khảo.

Ví dụ như sự khác nhau cơ bản giữa Vista Business và Vista Ultimate là chức năng All-in-one Media Center của Ultimate, cho phép người dùng cuối tác động đến Windows Media Center và Media Center Extenders. Ấn bản Business không hỗ trợ chức năng này.

Lời cuối

Với bài viết này, hi vọng các bạn sẽ tìm thấy được các thông tin bổ ích về các phiên bản của Windows 7 và sự khác nhau giữa các ấn bản của nó.

Ngọc Quang (Theo Petri)
Read more: http://www.quantrimang.com.vn/hethong/windows/55618_So_sanh_phien_ban_Windows_7.aspx#ixzz0Dkz2Y78m&B

Blog Stats

  • 38 239 hits

Blog stats

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Chuyên mục

Trang

RSS VnExpress

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Sức mạnh số – Dân trí điện tử – Dantri.com.vn

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Thank you!!

free counters