Tới tận cùng địa ngục: Hồi ký của một phụ nữ về chế độ Khmer Ðỏ

Tự gọi mình là sản phẩm thuần túy của chủ nghĩa thuộc địa, bà Denise Affonco, có cha là người Pháp và Mẹ là người Việt, đã trải qua những năm tháng hãi hùng dưới chế độ Khmer Đỏ. Cuộc đấu tranh sinh tồn của bà sẽ mãi được giữ trong im lặng nếu bà không có cuộc nói chuyện với một học giả người Châu Âu, người đã nói với bà rằng Khmer đỏ chẳng làm điều gì tồi tệ ở Kampuchea. Ngay lúc đó bà nhận ra rằng đã đến lúc bà không thể giữ mãi sự im lặng, đã đến lúc bà phải nói cho thế giới biết sự thực về những gì đã diễn ra dưới chế độ Khmer Đỏ, để quá khứ không thể bị lãng quên. Bà Denise Affonso đã quyết định cho xuất bản cuốn hồi ký với tựa đề ‘To the End of Hell’ để kể rằng cuộc sống của bà đã trở thành địa ngục trần gian kể từ khi Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Kampuchea vào tháng 4 năm 1975. Trong mục Câu Chuyện Phụ nữ kỳ này, Minh Anh xin giới thiệu đến quí vị vài nét về bà Denise Affonco và cuốn hồi ký của bà.

to-the-end-of-hell-book-cover-1901

Cuốn hồi ký của bà Denise Affonco ‘To End of Hell: One Woman’s Struggle to Survive Cambodia’s Khmer Rouge’ xin tạm dịch ‘Tới tận cùng địa ngục: Cuộc đấu tranh sinh tồn của một phụ nữ dưới chế độ Khmer Ðỏ’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mở đầu cuốn hồi ký, bà Denise Affonco kể về thời tuổi trẻ, mà bà gọi là ‘cuộc sống tốt đẹp’. Cha bà là một người Pháp gốc Bồ Đào Nha, đã từng làm giáo viên dạy tiếng Anh, Pháp và tiếng Latinh, ông cũng từng làm gia sư cho Quốc vương Norodom Sihanouk, người đã rất kính trọng ông và coi ông như bạn bè. Bà hồi tưởng lại rằng vào những dịp đặc biệt vị Quốc vương thường sai con gái đem đến cho gia đình bà những giỏ trái cây vừa ngon vừa hiếm ở nước ngoài mang về.

Tuy nhiên, sau khi về hưu, cha bà đã trở về Pháp và mẹ bà đã không đi theo ông vì còn vướng bận với nhiều người thân ở Kampuchea. Vì bà còn nhỏ nên ông đã không muốn để bà phải sống xa Mẹ, ông đã về Pháp một mình. Ngay cả trong chuyến đi này, Quốc vương Sihanouk cũng đã ban cho ông đặc ân là được sử dụng máy bay nhỏ riêng và một người lái máy bay của quân đội. Nhưng chỉ hai năm sau đó cha bà đã ngã bệnh và qua đời ở Pháp.

Mẹ bà đã phải làm việc rất vất vả nhưng vẫn nuôi bà khôn lớn và cho bà được học hành đàng hoàng. Bà luôn ngưỡng mộ người mẹ đã tảo tần nuôi nấng bà. Bà nghĩ rằng có lẽ chính sự kiên cường của mẹ bà đã là một trong những động lực giúp bà có được sức mạnh tinh thần để vượt qua được những ngày tháng khốn cùng mà bà gọi là địa ngục dưới thời Khmer Đỏ.

Sau khi học xong trung học bà đã kiếm được việc làm và trước khi Khmer Đỏ lên nắm quyền bà làm cho Đại sứ quán Pháp ở Phnom Penh.

Với quốc tịch Pháp và là nhân viên Đại sứ quán Pháp bà Affonso đã có thể rời khỏi Kampuchea, thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ vào năm 1975. Tuy nhiên bà đã không làm vậy.

Bà Affonso cho biết: “Vì chồng tôi là một người Trung Quốc, nên khi Đại sứ quán Pháp đề nghị tôi rời khỏi Kampuchea với các con tôi đã không ra đi. Hơn thế chồng tôi là một người cộng sản Mao Trạch Đông, ông ấy vô cùng tin tưởng vào chế độ Khmer Đỏ, vì vậy mà khi Khmer Đỏ tới thì ông ấy và mọi người Kampuchea đều rất vui mừng vì cuộc nội chiến đã chấm dứt.”

Nhưng thực tế thì cuộc sống sau đó không tốt đẹp như những gì mà chồng bà tin tưởng và khẳng định trước đó, với bà cuộc sống đã trở thành địa ngục từ đó.

24 giờ sau khi Khmer Đỏ kiểm soát Phnom Penh, mọi người dân ở thành phố, những người đã vui mừng đón chào họ ngày hôm trước đều được lệnh phải rời khỏi Phnom Penh với lời giải thích rằng Angkar muốn họ được an toàn khỏi các cuộc không kích của Hoa Kỳ. Khi đó bà thậm chí còn không hiểu Angkar là ai? Angkar có nghĩa là gì?

Nhưng 3 triệu người lúc đó đã tuân theo mệnh lệnh và rời khỏi thành phố chỉ sau một đêm. Ba triệu người sợ hãi, mệt mỏi và kiệt sức với cái nóng tháng Tư bị đưa đến một nơi bất định. Họ chẳng biết điều gì sẽ xảy ra, chẳng biết họ sẽ được đưa đi đâu, về đâu, chỉ nghe văng vẳng bên tai những lời nói ‘đừng lo, Angkar đang đợi các bạn, Angkar sẽ gặp các bạn, Angkar sẽ chăm sóc các bạn’.

Và sự thật của những tháng ngày sau đó ra sao?

Bà Affonso kể: “Chúng tôi phải lao động trong điều kiện không có điện, không có nước, chúng tôi phải mặc đồ đen, phải cắt tóc, không được đi giày, dép, phải làm việc trên cánh đồng từ mờ sáng tới tối mịt, ngày nào cũng vậy. Và tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, càng ngày càng hiếm đồ ăn, chúng tôi chẳng có đủ đồ ăn. Họ bắt chúng tôi phải cấy 3 vụ mùa một năm, nhưng mỗi khi gặt xong thì họ tới và lấy hết số gạo đó đem đi, chỉ để lại một chút xíu cho chúng tôi, hồi đó thì tôi không biết họ mang gạo đi đâu, nhưng sau này tôi hiểu rằng số gạo đó họ gửi sang Trung Quốc để đổi lấy vũ khí, đạn dược. Họ nói rằng kể từ giờ phút này các người sẽ là tù nhân, chúng ta không bắn các người vì súng đạn quá đắt đỏ. Angkar muốn xây dựng một xã hội mới và chúng ta cần những con người mới, vì thế nếu như các người không quên được cuộc sống trước đây và không trở thành công dân tốt thì các người sẽ chết.”

Bà kể tiếp: “Họ có cách khác để giết chúng tôi, với bàn tay không vấy máu, đó là bằng cách để chúng tôi chết đói và chết vì bệnh. Khi bệnh sẽ chẳng có thuốc, chẳng có bác sĩ, chẳng có bất cứ thứ gì để cứu sống chúng tôi và đó là cách mà họ muốn chúng tôi chết.”

Bà cũng kể rằng 2 năm sau đó bà và những phụ nữ khác cũng bị buộc phải đào một con mương và xây một con đê và khi con đê gần hoàn tất thì họ nói rằng họ sẽ gọi con đê này là ‘Con đê của những góa phụ’, và mãi tới lúc đó bà mới hiểu rằng chồng bà cũng như chồng của những người phụ nữ khác đã bị hành quyết mà họ không hề hay biết.

Có khoảng gần 2 triệu người Kampuchea đã chết trong 4 năm Khmer Đỏ cầm quyền. Cô con gái 9 tuổi của bà cũng đã bị chết đói cùng với 5 thành viên khác của gia đình chồng bà, nhưng bà Affonco đã sống sót bằng ý chí và nghị lực của mình. Mặc dù bà đã phải lao động khổ sai, bị thiếu đói thảm hại, phải sống trong những điều kiện thiếu thốn cùng cực. Ở hoàn cảnh đó, có lẽ cái chết sẽ làm cho người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng bà không muốn chết.. Chết vì ai? Tại sao lại chết? Bà tự hỏi và rồi tự nói với mình rằng ‘Denise, đừng chết, hãy sống để chứng kiến tất cả những tội ác này, và để thế giới biết đến những điều đang diễn ra nơi đây… mình phải sống cho con cái của mình và cho những người thương yêu mà mình đã mất’.

Chỉ đến năm 1979, bà mới được giải thoát khỏi địa ngục khi quân đội Việt Nam tiến vào Kampuchea. Với tư cách là một người được cứu thoát khỏi chế độ tàn ác, bà luôn tri ân những binh sĩ Việt Nam đã cứu sống bà, và bà mong muốn có cơ hội để được đền ơn họ.

Bà Affonso nói: “Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn muốn cám ơn các binh sĩ Việt Nam, những người đã tới khu vực Tây Bắc, những người đã cứu sống tôi và giúp tôi thoát khỏi nơi đó và đưa tôi đến Siem Reap, và cho tới tận ngày cuối của cuộc đời mình tôi vẫn muốn nói cảm ơn họ.”

ap_cambodia_duchtrial_20apr
Cựu cai tù khét tiếng thời Khmer Ðỏ Kaing Guek Eav, biệt danh Duch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba thập niên đã trôi qua kể từ khi bà được giải thoát, và cuối tháng 3 vừa qua Toà án Campuchi dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu tiến hành xét xử cựu viên chức dưới thời Khmer Đỏ là trưởng trại tù Tuol Sleng, Kaing Quek Eav hay còn gọi là Duch.

 

Là một nạn nhân của chế độ tàn ác này, bà Denise nói lên mong muốn của mình rằng: “Ngày hôm nay, tôi muốn tòa án quốc tế xét xử công bằng. Họ không thể để tội ác không bị trừng phạt, và những kẻ có tội phải trả lời câu hỏi tại sao họ lại gây ra những tội ác như vậy và ai là người đứng đằng sau những tội ác đó. Là một nạn nhân, tôi phải được biết điều đó và phải được biết tại sao họ muốn giết tôi.”

Đó cũng chính là thông điệp của cuốn hồi ký mà bà muốn gửi tới toàn thế giới hôm nay.

Hiện tại bà Affonco đang sống ở Paris và làm việc cho Viện Nghiên cứu An ninh của Liên hiệp Châu Âu. Ngoài tiếng Anh, cuốn hồi ký của bà đã được xuất bản bằng tiếng Pháp, Hà Lan, Đức, và sẽ được xuất bản bằng tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, bà cũng hy vọng cuốn hồi ký sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt vào cuối năm nay.

Theo VOA News

Pho–a popular Vietnamese dish

Casual, inexpensive, tasty and classic are the words that best describe one of the most overlooked restaurants in West Hartford.

Chock-a-block with dining facilities, West Hartford can overwhelm with eating options, from the great to those best avoided. But despite its location on the thriving and bustling streets of West Hartford, Pho Boston is not one of the most recognized or highly regarded restaurants in the area, though it should be.

Pho Boston is an authentic Vietnamese restaurant that offers some of the best Asian eats in Connecticut. The restaurant isn’t big on décor, but customers crave its quality food and reasonable prices.

So to prepare you for your excursion to Pho Boston, I think that now would be the perfect time for some private lessons on a few cultural recommendations and facts about Vietnamese cuisine that are practiced at the restaurant.

Vietnamese cuisine is known for its common use of fish sauce—a staple ingredient in not only Vietnamese cuisine but also Thai, Philippine and other Southeast Asian cooking–soy sauce and hoison sauce. All are popular condiments and dipping sauces that are provided with nearly every meal at Pho Boston. The soy and hoison sauces are actually kept at every table for easy access.

The use of vegetables is also very prominent in Vietnamese cuisine. Much of Vietnam is lush and fertile due to an extensive river system, which makes it ideal for growing a wide range of vegetables that are eaten in abundance. The menu holds true to this by offering vegetables in soups, stir-fries and curries, in a rice paper wrapping with the egg or spring rolls, served as a side dish or salad or as a vegetarian plate.

A traditional Vietnamese meal consists of Pho (soup), a stir-fried dish and comes to a close with something a little salty.

Pho bo, which has been around for nearly 100 years, is the national dish of Vietnam and is served at almost every local Vietnamese restaurant. In Vietnam, Pho can be eaten for breakfast, lunch or dinner. The dish is a bowl of long rice noodles that swim in a savory and delicious beef broth, is topped with thin slices of rare steak and garnished with scallion rounds, onions and cilantro. On a separate plate comes Thai basil, lime, jalapeno and bean sprouts for an additional kick of flavor. The broth is intensely meaty but balanced and not too sweet.

Beef pho isn’t your only choice at Pho Boston, though. There are many varieties of pho with different selections of meat—chicken being one of them.

For a stir-fried choice, I highly recommend the watercress and fermented bean curd. Most people would expect a pungent, funky flavor from the bean curd, but it’s actually quite mild and provides a subtle saltiness and creamy sauce, a great contrast to the bright green and vegetal flavor of the watercress.

Some “safer” stir-fry choices include the sautéed broccoli and shrimp dish (tom xao cai ro) and the chicken curry and vegetable duo (ga xao ca ry). All entrées are accompanied by a plate of steamed white rice.

One of the most intriguing salty choices on the menu is the Yang Chou fried rice (com chien duong chau) with a combination of shrimp, cubed pork, egg, Chinese sausage and cubed carrots.

By the way, the little bowl provided with your meal isn’t just there for soup. To eat like a real Vietnamese, scoop or ladle out a portion of food from the larger dishes into the bowl and eat out of that.

One of the best appetizers is the egg rolls, which are stuffed with ground pork, carrots, onions, rice, vermicelli and dried mushrooms and are wrapped in a super thin, crispy and golden brown rice paper. The contrasting temperatures and textures of the crisp, hot egg rolls wrapped in cold lettuce is what are most pleasing. After you wrap the rolls in a leaf of lettuce, add a few sprigs of mint and cilantro, dip the leafy bundle into the fish sauce (nuoc mam) to get the full effect.

Pho Boston typically retains the cultural practice of not delivering the bill to the table because in Vietnamese culture, this is considered rude. It is seen as a way of rushing the customer out of the door.

So far, Pho Boston’s eclecticism hasn’t drawn crowds, but I think that the place is a real gem and a neighborhood restaurant that is far too good to keep a secret.

Theo http://zemraalb.wordpress.com/

Apple đang dùng Verizon để chơi Microsoft…

Trong ngành di động, Microsoft không chỉ là kẻ bất hảo mà còn là kẻ đáng thương. 

Một trong những tin tức dưới đây không như các tin còn lại: 

* “Lợi nhuận quý đầu tiên của hãng di động Mỹ AT&T đang tỏa sáng”; lợi nhuận ròng 3,1 tỷ USD, 1,6 triệu điện thoại iPhone được kích hoạt. 
* “Apple công bố doanh thu tốt nhất không phải mùa mua sắm trong lịch sử công ty”; công ty có 29 tỷ USD tiền mặt. 
* Hãng di động Mỹ Verizon công bố tăng trưởng lợi nhuận 5%; doanh thu tăng 12%; có 1,3 triệu thuê bao mới. 
* “Lợi nhuận của Microsoft giảm 30%”; doanh thu giảm 6%; sa thải 5.000 nhân viên

Sự hiện diện hiếm hoi của Microsoft

Sự hiện diện hiếm hoi của Microsoft trong ngành di động khó có thể làm báo cáo doanh thu của hãng buồn thảm thêm song đó lại là toàn bộ vấn đề. Nếu các công ty có thể kiếm nhiều tiền như vậy trong ngành di động, tại sao Microsoft không làm được? Ở một sân chơi dày đặc như vậy vẫn có dư địa cho Microsoft chăng? 

Có tín hiệu trong tuần này về việc Microsoft nhòm ngó đến lĩnh vực di động. Trước tiên, có tin Apple và Verizon có thể liên kết cung cấp một số dạng ‘máy tính kỳ diệu’ di động, kết nối Internet mọi nơi. Còn AT&T thì thế nào? Họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, tức không còn là nhà độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ nữa. 

Song đồng thời, cũng có tin Microsoft đang làm việc với Verizon. Hai công ty được cho là đang liên kết làm một chiếc di động đối thủ của iPhone (và BlackBerry, Gphone, Palm Pre nữa). Nó có tên mã là “Pink”. Microsoft đã đặt tên mã chiếc siêu điện thoại của mình với tên giống như tên dòng trang phục Secret của Victoria. 

Mỗi thông tin này đều có thể hoàn toàn là sự thật. Hoặc hoàn toàn không. Nó được dựa trên tin đồn và nghe nói – mà trong ngành công nghệ nó gần như thể việc bạn đến với sự thật cho đến tận khi một thông cáo báo chí chính thức công bố sản phẩm mới. Những chiến dịch thì thào đã trở thành căn bệnh đối với báo chí công nghệ mà các ấn phẩm đáng trọng như tờ USA Today hay Wall Street Journal là những người báo tin về các giao dịch có thể Apple-Verizon và Verizon-Microsoft dựa trên những nguồn tin nặc danh “gần với sự kiện”. Về cơ bản, không ai biết liệu một công ty sẽ nói sự thật hoặc liệu đó chỉ là việc họ sử dụng truyền thông như một công cụ để đạt các mục tiêu thực sự. Lỡ họ đang lừa gạt, cố để các công ty đối thủ vội vã tung sản phẩm ra khỏi cửa và ký các hợp đồng tồi tệ? 

Với những nhà quan sát thông thường, trò chơi “Ai đang chơi ai?” này là một môn thể thao tuyệt vời dành cho người xem. Bạn có bốn công ty lớn nhất ở Mỹ và để lừa đối thủ một cách hiệu quả nhất, họ phải chiến đấu ở nơi tất cả mọi người có thể nhìn thấy. Tin tức thường bị rò rỉ có mục đích, có nghĩa để lừa phỉnh đối thủ hành động theo một giả thiết trong khi người để rò rỉ tin thì đổi đường đi nước bước. Đó là trò gián điệp đấu với gián điệp với lý thuyết của trò chơi sấp ngửa. 

Tiền đặt cọc là rất cao. Bốn công ty này – cùng với Google, Palm và RIM – sẽ có thể kiểm soát người Mỹ tương tác với công nghệ trong thập kỷ tới. Ngành netbook (mà thỏa thuận Verizon-Apple muốn là một phần) được dự đoán sẽ bán được 35 triệu chiếc trong năm nay. Ngành không dây đem lại 148,1 tỷ USD trong năm ngoái. 

Chúng tôi có thể cố và nói với bạn các kịch bản chúng tôi nghĩ là thực sự đúng. Song như ý kiến của tất cả các nhà báo và các nhà phân tích chuyên ngành về câu chuyện này, chúng tôi không biết gì cả. Bởi vậy, thay vào đó chúng tôi sẽ đưa ra một số lý thuyết về các kịch bản khác nhau. 

Apple đang sử dụng Verizon để chơi AT&T 

AT&T và Apple hiện trong mối quan hệ không cân xứng nhất. AT&T cần Apple để kiếm sống – không có Apple, AT&T không có sự phô trương, không gợi cảm, không có lý do để những đứa trẻ sành điệu nói về mình. Apple, mặt khác có thể vẫn đẹp, được thèm khát bất kể các thiết bị của họ đang sử dụng mạng di động nào. Apple và AT&T có giao dịch bán iPhone độc quyền đến năm 2010. Song nó không áp dụng cho các thiết bị mới của Apple, gồm cả netbook đang được đồn đại, và được cho là Apple đang thiết kế để sử dụng mạng Verizon. 

Song Apple có thể chỉ dễ dàng đưa công nghệ của mình cho AT&T, nơi họ không phải chuyển các công nghệ không dây và có thể vẫn giữ được vương miện của một cái vỏ buồn tẻ. Nếu trong trường hợp này, Apple chủ đích lộ tin tức về Verizon để họ có thể mạnh tay với AT&T, người sẽ nhận ra rằng hạn chế như thế nào khi không có thiết bị mới của Apple. 

Kết thúc cuộc chơi: Apple mạnh tay, ký một giao dịch làm ơn với AT&T và có thể cám ơn Verizon giúp đỡ với một sản phẩm. 

Apple sẽ sử dụng Verizon để chơi Microsoft 

Thậm chí nếu Apple không thực sự biết Microsoft đang làm điện thoại di động của riêng mình thì có lẽ họ nghi ngờ. Và có cách nào tốt hơn để xác nhận sự nghi ngờ này là mồi cho Microsoft ra bằng việc tung ra vài tin đồn Apple-Verizon ở hướng của Redmond (trụ sở Microsoft)? Buộc phải phản ứng, Microsoft tiết lộ họ cũng đang bắt tay với Verizon. 

Apple giành được lợi thế bằng việc buộc Microsoft tiết lộ chiếc điện thoại của mình trước khi nó sẵn sàng – mà nó sẽ làm hỏng kế hoạch thời gian tung ra sản phẩm. Thêm nữa, nay Pink đã được công chúng biết đến, báo chí sẽ săn Microsoft về nó, dẫn đến nhiều thông tin rò rỉ (tình cờ) và tiềm tàng lời ong tiếng ve xấu, đặc biệt khi Pink bị so sánh với iPhone. 

Kết thúc cuộc chơi: Biết nhiều thông số về Pink hơn, Apple có thể đối phó bằng những lợi thế của mình trước khi nó (Pink) được tung ra thị trường với iPhone thế hệ mới. 

Verizon đang sử dụng Apple để chơi AT&T 

Ngành di động là luôn là một cuộc chơi tay đôi giữa hai nhà cung cấp thống lĩnh thị trường. Chắc chắn, ở Mỹ còn có Sprint và T-Mobile song các mạng lưới của họ phủ sóng không rộng và lượng thuê bao thấp. Vì vậy, bất kỳ lợi ích của doanh nghiệp kiểu trùng lắp sẽ xảy ra giữa các người chơi lớn. Và Verizon, giống như Apple, hưởng lợi từ việc AT&T mất quyền giữ iPhone. 

Kết thúc cuộc chơi: Hợp đồng thân thiết mà Apple nhận được từ Verizon sẽ ngăn cản khả năng của AT&T mở rộng vượt xa iPhone, để nó chịu tổn thương vì bất cứ cái gì Verizon đưa ra (chẳng hạn như Pink). 

Verizon đang sử dụng Apple để chơi Microsoft 

Đây là kịch bản ngược lại của việc Apple đang sử dụng Verizon để chơi AT&T. Microsoft chỉ tệ như AT&T khi nó đến với công nghệ không dây. Nó cần tạo ra sự thu hút mạnh mẽ với một chiếc di động tốt trên một mạng di động tốt. Điều đó có nghĩa Microsoft cần Verizon hơn là Verizon cần Microsoft. Nên nhớ Verizon vẫn mở thêm kinh doanh bất chấp sự vắng mặt của một chiếc smartphone được yêu thích. Do đó, Verizon ở tay trên. 

Kết thúc cuộc chơi: Verizon có Pink trên mạng lưới của mình và sẽ nhận được nhiều hơn là sự chia sẻ lợi nhuận bình đẳng. Trong lúc đó, sự suy sụp của AT&T cuối cùng buộc Apple đứng về phía Verizon. 

Cái gì thực sự xảy ra có thể là sự kết hợp của tất cả các kịch bản ở trên. Bạn sẽ để ý rằng Apple và Verizon là các công ty đang lôi kéo trong khi AT&T và Microsoft đóng các vai rất khác. 

Có thể AT&T và Microsoft sẽ tung ra tin đồn là họ đang làm một thiết bị không dây mới để làm chủ cuộc chơi. Sẽ không thành vấn đề nếu sự thật duy nhất đó làm cho Verizon và Apple trở thành những người phản ứng thái quá.

Theo ICTNews (Reuters)(quantrimang)

Blog Stats

  • 38 239 hits

Blog stats

Tháng Năm 2009
H B T N S B C
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Chuyên mục

Trang

RSS VnExpress

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Sức mạnh số – Dân trí điện tử – Dantri.com.vn

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

Thank you!!

free counters